Lên răng (trong phục hình toàn hàm phần labô)

Lên răng (trong phục hình toàn hàm phần labô)

 Việc lên răng thay đổi tùy theo vùng răng trước hay răng sau.Về phần nền để lên răng, kỹ thuật viên có thể dùng:

Phải cho kỹ thuật viên biết :

–       Màu răng,

–       Hình dạng tham khảo của khối răng cửa và răng nanh trên,

–       Các chỉ định về sự thay đổi muôn có khi lên răng (mẫu hàm nghiên cứu trước khi nhổ, phim ảnh, mẫu của các phục hình cũ),

 

–       Góc múi răng sau (30°, 20° hay 0°).

Việc lên răng thay đổi tùy theo vùng răng trước hay răng sau. về phần nền để lên răng, kỹ thuật viên có thể dùng:

–     Nền bằng nhựa của mẫu nền tạm-vành cắn,

–     Nền bằng nhựa của khay lấy dấu cá nhân đã được loại bỏ hợp chất nhiệt dẻo và chất lấy dấu. Được dùng như nền tạm của mẫu nền tạm – Vành cắn với triền phía hành lang hoàn toàn bằng sáp. Lợi ích của nền này là có độ cứng chắc bảo đảm giữ tốt các tương quan khớp cắn.

1. Lên răng trước

Tất cả các thông tin cần thiết cho việc lên răng cửa đều được ghi lại ở vành cắn hàm trên :

–        Phần nâng đỡ môi trên,

–        Vị trí điểm giữa hai răng cửa,

–        Đường cười,

–        Chiều dài của răng cửa giữa trên,

–        Vị trí của đỉnh răng nanh,

–        Hướng mặt phẳng cắn từ răng 13 đến 23.

Nhờ vào các yếu tố giúp cho nền hàm trên vững ổn (hiệu quả của vành khít phía sau và độ dài của tay đòn giữ vững nền hàm), có thể chỉ dựa vào các nhận xét thẩm mỹ mà xác định vị trí và hướng của các răng trước (hình 94).

Hình 94. Độ dài của tay đòn giữ vững cho phép lên các răng trước

bên ngoài diện tích nền hàm trên [19].

Kỹ thuật viên giữ nền hàm trên trên giá khớp. Thoa vaseline lên bề mặt cắn của vành cắn. Mẫu hàm dưới được phủ một tấm hợp chất nhiệt dẻo (@44) ôm sát sông hàm, rất vững, bên trên làm các khấc lưu giữ. Đặt một lớp thạch cao (@45) trên nền hợp chất nhiệt dẻo và đậy càng trên của giá khớp lại, mặt phẳng nhai hàm trên sẽ được in lại khi tiếp xúc với thạchcao. Các phần thạch cao dư bên ngoài được loại bỏ sao cho mặt phẳng lên răng bằng thạch cao thẳng hàng với bờ của vành cắn hàm trên. Trên mặt phẳng này ghi lại đường giữa và vị trí của các đỉnh múi răng nanh (hình 95). Mặt phẳng lên răng cũng có thể được làm bằng loại cao su nặng.

Hình 95. Mặt phẳng lên răng bằng thạch cao

 ghi lại đường giữa và đỉnh răng nanh.

– Lên các răng 11 và 21

Các răng này được săp dựa vào  điểm mốc giữa của mặt phẳnglên răng. Trục hầu như thẳng đứng. Cạnh cắn và mặt ngoài đi đúng theo bờ phía ngoài của mặt phẳng lên răng, cổ răng có thể đưa vô ít hoặc nhiều tùy theo các chỉ dẫn trên vành cắn (hình 96).

Hình 96. Lên các răng ca gia hàm trên.

Đối với khớp cắn hạng I Angle, phải kiểm tra, trong mặt phẳng đứng dọc, xem bờ cắn có chiếu đúng vào đáy hành lang của hàm dưới. Nếu chênh lệch quá nhiều so với vị trí này, cần phải nghi ngờ là môi không được nâng đỡ đúng.

– Lên các răng 12 và 22

Trục các răng này trong mặt phẳng trán sẽ nghiêng từ 10° đến 15° so với trục của các răng cửa giữa. Cạnh cắn cách mặt phẳng lên răng từ 1 mm đến 2 mm (hình 97). Các thông tin trên chỉ là những hướng dẫn căn bản. Mọi sự thay đổi đều có thể xảy ra khi thử lại về thẩm mỹ và phát âm trên miệng.

Hình 97. Lên các răng cửa bên hàm trên.

– Lên các răng 13 và 23

Răng nanh được lên thẳng góc với mặt phẳng lên răng. Vị trí của răng nanh được xác định bằng một khấc được ghi lại từ vành cắn hàm trên xuống mặt phẳng lên răng dưới (hình 98).

Hình 98. Lên các răng nanh hàm trên.

– Lên các răng 43 và 33

Chọn các răng cửa dưới dựa vào bảng chỉ dẫn tương ứng trong sơ đồ các hình dạng răng. Do giá trị cơ học của nền hàm dưới yếu hơn, phải lên các răng cửa dưới bên trong diện tích nền hàm (hình 99).

Hình 99. Tay đòn giữ vững ngắn buộc phải lên các răng trước

 bên trong diện tích của nền hàm dưới[19].

Các răng cửa và răng nanh được đặt trên triền ngoài của sông hàm mất răng, cạnh cắn không được ra khỏi đáy hành lang. Độ nghiêng của răng phải giúp răng thăng bằng giữa trương lực của môi và trương lực cơ lưỡi. Khi nhìn từ phía trước, các đỉnh múi răng nanh và cạnh cắn các răng cửa cùng nằm trên một đường thẳng. Trục của các răng nanh hơi nghiêng với độ hội tụ về phía trên, còn các răng cửa có trục song song nhau. Trong khi lên răng, cần phải tìm sự cân bằng giữa độ cắn phủ và cắn chìa, để khi đưa hàm ra trước các cạnh cắn sẽ tiếp xúc đối đầu mà không vướng. Các răng nanh dưới, được lên sao cho mặt xa của chúng thẳng hàng với đỉnh múi răng nanh trên (hình 100).

Hình 100. Lên khối răng cửa và răng nanh hàm dưới

ở vị trí tương quan tâm và cắn tới.

Sau khi lên 6 răng trước dưới xong, điều khiển giá khớp thực hiện các cử động sang bên và cắn tới xem có bị vướng không.

2.  Lên các răng sau

Các răng sau được chọn dựa vào khoảng cách còn lại từ mặt xa của răng nanh đến bờ trước của lồi củ hay gối hậu nha. Cũng có các dạng răng tương ứng ở vùng này phù hợp với sự lựa chọn ở vùng răng trước. Muôn vậy chỉ cần dựa vào bảng kê các dạng răng có sẵn. Không được sắp răng sau lấn lên lồi củ và gối hậu nha. Việc chọn góc độ các múi răng sẽ do bác sĩ lâm sàng quyết định.

– Lên các răng cối nhỏ và cối dưới

Khi lên răng phải tôn trọng mặt phẳng nhai trong mặt phẳng đứng dọc bằng cách không vượt quá 2/3 chiều cao của gối hậu nha. Các đường cong bù trừ cũng được đưa vào cùng lúc, đường cong Spee theo dạng tiêu xương của sống hàm và đường cong Wilson có được bằng cách tạo ra một độ nghiêng về phía lưỡi tăng dần khi đi từ trước ra sau, các mặt nhai thẳnggóc với trục liên sống hàm. Hai răng cối nhỏ hàm dưới ở mỗi nửa cung hàm được lên trên sống hàm, trục song song với nhau. Các răng 36 và 46 được đặt trong mặt phẳng đứng dọc, gần với điểm trũng nhất của sống hàm nếu có thể, đó là trung tâm ổn định của phục hình. Sau đó răng 37 và 47 được lên theo đường cong Spee. Phải rất chú ý đến hai răng sau cùng này bởi vì chúng tích cực góp phần vào sự vững ổn của phục hình trong những vận động cắn tới.

Nếu muôn chắc chắn đạt được sự tiếp xúc khi cắn tới, kỹ thuật viên phải hơi làm sâu đường cong Spee ở các răng này bằng cách nâng mặt xa của chúng lên một chút (hình 101).

Nhìn từ phía mặt nhai, các răng sau phải được lên theo đường thẳng để dễ thăng bằng hóa về sau. Các răng dưới đã lên tạo thành “mặt phẳng lên răng” cho các răng trên.

Hình 101. Cải thiện sự vững ổn của khớp cắn khi cắn ti

dựa vào hướng của răng cối thứ hai hàm dưới.

– Lên các răng cối nhỏ và cối trên

Để bảo đảm cho phục hình được vững ổn tối đa, các răng trên được lên theo nguyên tắc “tiếp xúc múi trong” nghĩa là ưu tiên cho khớp cắn có múi trong răng trên ăn khớp với rãnh và khoảng tiếp cận của các răng dưới. Để có một khớp cắn thăng bằng, mỗi răng cần phải đạt sự cân bằng trong cử động sang bên và ra trước. Đê có được sự cân bằng này kỹ thuật viên dùng ba miếng giấy cắn có màu sắc khác nhau (@46). Một miếng dùng để xác định các điểm tiếp xúc ở tương quan tâm và 2 miếng còn lại đế kiểm tra các vận động sang hai bên và ra trước. điều trị mặt nhai từ từ với một mũi khoan tungstène nhỏ (@47). Khớp cắn thăng bằng có đặc điểm:

– Khi đưa hàm ra trước

Có được các tiếp xúc giữa các đỉnh múi răng cối nhỏ, răng cối và cạnh cắn của các răng cửa và răng nanh trên dưới. Triền gần của các múi ngoài vàtrong răng dưới trượt dọc theo các triền xa của các múi ngoài và trong răng trên (hình 102).

Hình 102. Các điểm tiếp xúc khi đưa hàm ra trưc

– Khi đưa hàm sang bên

* Các điểm tiếp xúc thăng bằng :

–      Các múi ngoài trên và dưới và các múi trong trên và dưới của bên làm việc.

–      Các múi trong trên và múi ngoài dưới của bên thăng bằng (hình 103).

Hình 103. Các điểm tiếp xúc mặt nhai trong vận động đưa sang bên trái.

*        Bên làm việc:

–       Triền ngoài của các múi ngoài răng dưới trượt trên triền trong của các múi ngoài răng trên.

–       Triền trong của các múi trong răng dưới trượt trên triền ngoài của các múi trong răng trên, (hình 103 và 104).

*         Bên không làm việc :

–      Triền trong của các múi trong răng dưới trượt theo triền trong của các múi trong răng trên, (hình 103 và 104).

Hình 104. Các triển của mặt nhai.

Ve = triền ngoài vi = triền trong

Toàn bộ việc lên răng (mà giai đoạn cuối là làm sáp nướu phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng) và thử răng có tác dụng tâm lý cần thiết cho sự tiếp nhận phục hình của bệnh nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Hotline: 0903434340
Zalo: 0903434340